Collagen là gì? 9 tác dụng của collagen với cơ thể

Collagen là một loại protein quan trọng trong cơ thể, đóng vai trò then chốt trong việc duy trì độ đàn hồi, săn chắc và mịn màng của làn da.

3 lợi ích chính mà collagen mang lại cho cơ thể là cải thiện làn da, làm chắc khỏe tóc và móng, giúp khớp khỏe mạnh và ngăn ngừa loãng xương. Bên cạnh đó, collagen cũng có công dụng với sức khỏe não bộ, tim mạch, cơ bắp, hệ tiêu hóa,… Hiệu quả của collagen đã được chứng minh qua nhiều nghiên cứu, xong mức độ hiệu quả tác động đến cơ thể còn tùy thuộc vào cách bổ sung, loại collagen, chế độ ăn uống, lối sống,…

Các câu hỏi thường gặp về tác dụng của collagen như “Uống collagen có lợi gì cho phụ nữ và nam giới?”, “Uống collagen có trắng da không, có giảm cân không, có tăng kích cỡ vòng 1 không?” sẽ được trả lời cụ thể ở phần giữa của bài viết.

Bên cạnh công dụng, việc bổ sung collagen có thể dẫn đến một số tác dụng phụ như tăng nguy cơ mắc sỏi thận, gây nên vấn đề tiêu hóa, tăng canxi máu quá mức, dị ứng, chóng mặt nhức đầu,…

Hiện nay, có 28 loại collagen đã được tìm thấy trong cơ thể người. Trong đó, có 5 loại collagen thường gặp, gồm các loại từ I đến V. Collagen loại II (type 2) có trong khớp và sụn là loại collagen phổ biến nhất.

Ngoài việc uống thực phẩm chức năng collagen, bạn có thể bổ sung collagen bằng cách ăn các thực phẩm giàu collagen tự nhiên, cấy collagen, căng chỉ sinh học và bôi collagen ngoài da.

Collagen là gì?

Collagen là một loại protein cấu trúc chính, chiếm khoảng 30% tổng lượng protein của cơ thể người. Collagen có vai trò quan trọng trong việc tạo nên cấu trúc của da, xương, cơ, gân, dây chằng,…

Collagen là protein dạng sợi, được tổng hợp từ các amino acid như glycine, proline và hydroxyproline,… Trong cơ thể chúng ta, collagen được sản xuất liên tục để thay thế các sợi collagen có dấu hiệu tổn thương hoặc hao mòn. Tuy nhiên, quá trình sản xuất collagen sẽ suy yếu dần theo thời gian do tiến trình lão hóa của cơ thể.

Sợi collagen
Cấu trúc của sợi collagen

Collagen có cấu trúc như thế nào?

Collagen có cấu trúc sợi xoắn ba đặc trưng, bao gồm ba chuỗi polypeptide (gọi là chuỗi alpha) xoắn lại với nhau tạo thành một cấu trúc bền vững. Mỗi chuỗi alpha được tạo thành từ 3 amino acid, trong đó glycine và proline là thành phần chính, liên kết với 1 amino acid bất kỳ khác.

Có nhiều loại collagen khác nhau do các chuỗi xoắn của chúng có một chút khác biệt, dẫn đến các tính chất của sợi collagen cũng khác nhau.

Collagen có vai trò gì với cơ thể người?

Vai trò của collagen với cơ thể người bao gồm:

  • Giúp duy trì độ đàn hồi và độ săn chắc của da, hỗ trợ ngăn ngừa lão hóa da bằng cách giữ cho cấu trúc da vững chắc.
  • Hỗ trợ tăng cường sức khỏe sợi tóc, giúp tóc chắc khỏe và giảm gãy rụng.
  • Tham gia cấu tạo nên sụn, giúp bảo vệ khớp, tăng độ linh hoạt và giảm thiểu nguy cơ thoái hóa khớp.

Collagen và elastin có vai trò gì trong da?

Collagen và elastin là 2 protein đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì cấu trúc và chức năng của da. Collagen là những sợi protein với cấu trúc khỏe và bền vững, có khả năng chống đỡ giúp da săn chắc, mịn màng và chống lại sự chảy xệ. Elastin là một protein có trong mô liên kết với cấu trúc dẻo dai, giúp da duy trì độ đàn hồi và linh hoạt.

9 tác dụng của collagen với cơ thể người

Collagen có 9 tác dụng đối với cơ thể người, bao gồm:

  1. Cải thiện làn da
  2. Làm chắc khỏe tóc và móng
  3. Giúp khớp khỏe mạnh và ngăn ngừa loãng xương
  4. Cải thiện sức khỏe não bộ
  5. Tăng cường sức khỏe tim mạch
  6. Xây dựng cơ bắp chắc khỏe
  7. Tăng tốc độ lành vết thương
  8. Hỗ trợ tiêu hóa khỏe mạnh
  9. Làm chậm lão hóa mắt

1. Cải thiện làn da

Tác dụng của collagen với da là giúp da mịn màng, duy trì độ săn chắc, độ đàn hồi và độ bền. Nguyên nhân là do collagen chiếm đến 70% thành phần cấu trúc lớp hạ bì, giúp kết nối các tế bào da, tạo nền tảng cho việc tái tạo mô.

Khi cơ thể tổng hợp đủ collagen, làn da sẽ có khả năng giữ ẩm tốt, có ít nếp nhăn và ngăn ngừa tình trạng lão hóa sớm. Xong theo thời gian, lượng collagen tự sản sinh trong cơ thể giảm dần, khiến làn da bắt đầu xuất hiện các nếp nhăn và dễ tổn thương hơn. Theo Báo Sức khỏe đời sống, việc sản xuất collagen bắt đầu giảm khoảng 1% mỗi năm trong cơ thể từ tuổi 20 trở đi. Tuổi càng cao thì lượng collagen sụt giảm càng rõ rệt, nhất là trong và sau thời kỳ mãn kinh của nữ giới.

Do đó, bổ sung thực phẩm chức năng collagen là điều cần thiết để giúp tăng cường sức khỏe của làn da. Theo một nghiên cứu về “Tác dụng của collagen thủy phân như một chất dinh dưỡng đối với đặc tính của da” của các nhà khoa học đến từ Anh (2015), collagen peptide thủy phân giúp cải thiện độ ẩm, độ đàn hồi và giảm nếp nhăn trên da.

Collagen giúp da mịn màng, săn chắc, duy trì độ đàn hồi và độ bền
Collagen giúp cải thiện làn da

2. Làm chắc khỏe tóc và móng

Collagen giúp làm cho tóc và móng chắc khỏe bằng cách cung cấp các amino acid cần thiết cho quá trình tạo keratin – thành phần chính của tóc và móng.

Theo Báo Sức khỏe đời sống, collagen còn có 3 công dụng khác đối với mái tóc, đó là:

  • Giúp ngăn ngừa nang tóc bị hỏng, thúc đẩy sự khỏe mạnh của mái tóc nhờ chống lại các gốc tự do
  • Giúp ngăn ngừa tình trạng tóc mỏng do lão hóa nhờ tăng cường sức mạnh của lớp hạ bì
  • Hỗ trợ làm chậm quá trình tóc bạc sớm nhờ ngăn ngừa sự tổn thương của các tế bào tạo nên màu tóc.

Nghiên cứu “Việc uống các loại collagen peptide hoạt tính sinh học cụ thể có tác dụng tích cực đến độ dày của tóc” (Steffen Oesser, Viện nghiên cứu Collagen Keil Đức, đăng trên Tạp chí NutraFoods năm 2020) cho thấy: Sử dụng 2,5 gram Bioactive Collagen Peptide trong 16 tuần có tác dụng tích cực đến độ dày của tóc và sự tăng sinh tế bào nang tóc.

Collagen cũng giúp móng tay và móng chân cứng cáp, ngăn ngừa tình trạng gãy hoặc nứt móng. Một nghiên cứu về tác dụng của collagen peptide đối với sức khỏe móng của Doris Hexsel và đội nhóm (Trung tâm nghiên cứu da liễu Brazil) đã chứng minh được rằng, việc uống collagen peptide hàng ngày làm tăng sự phát triển của móng, cải thiện tình trạng móng giòn và làm giảm đáng kể tần suất gãy móng.

Collagen giúp tóc và móng khoẻ mạnh
Collagen giúp tóc và móng chắc khoẻ

3. Giúp khớp khỏe mạnh và ngừa loãng xương

Collagen chiếm đến 80% thành phần cấu tạo của xương. Collagen giúp giữ cho cấu trúc xương khỏe mạnh và chắc chắn, đồng thời ngăn ngừa tình trạng loãng xương. Collagen còn bảo vệ tính toàn vẹn của sụn và phòng ngừa bệnh viêm khớp.

Nghiên cứu về việc “Bổ sung collagen như một biện pháp phòng ngừa, điều trị loãng xương và viêm xương khớp” (Bharat Kwatra, Invenzion Labs and Conceptive Farmacia Pvt Ltd.) đã kết luận rằng: Collagen thủy phân đem lại hiệu quả tích cực trong điều trị bệnh loãng xương và thoái hóa khớp nhờ khả năng làm tăng mật độ khoáng chất của xương, có tác dụng bảo vệ sụn khớp và làm giảm triệu chứng đau.

4. Cải thiện sức khỏe não bộ

Hiện tại chưa có nghiên cứu nào về vai trò của thực phẩm chức năng bổ sung collagen đối với sức khỏe não bộ, theo Healthline. Tuy nhiên, có một số quan điểm cho rằng thực phẩm bổ sung collagen giúp cải thiện tâm trạng và làm giảm các triệu chứng lo âu.

5. Tăng cường sức khỏe tim mạch

Collagen đóng vai trò quan trọng trong việc truyền lực, duy trì cấu trúc tim và góp phần vào tính đàn hồi của cơ tim. Một nghiên cứu về tác dụng của collagen đối với tim (J. E. Bishop, G. J. Laurent, Đại học Cao đẳng London, 1995) đã chỉ ra rằng, có 18 loại collagen khác nhau, trong đó ít nhất 5 loại collagen đã được tìm thấy trong ma trận ngoại bào của tim và collagen loại I, loại III là phổ biến nhất.

Collagen là còn một trong những thành phần cấu tạo nên động mạch, giúp duy trì cấu trúc động mạnh dẻo dai và bền vững, hạn chế nguy cơ mắc xơ vữa động mạch. Collagen cũng hỗ trợ tăng cường tuần hoàn máu, giảm nguy cơ bị bệnh cao huyết áp và đột quỵ. Theo nghiên cứu “Tác dụng của Collagen Tripeptide đối với bệnh xơ vữa động mạch ở người khỏe mạnh” (2017) của Shoko Yamamoto, collagen tripeptide góp phần vào việc ngăn ngừa và điều trị xơ vữa động mạch ở người khỏe mạnh.

6. Xây dựng cơ bắp chắc khỏe

Collagen là thành phần cấu tạo nên các mô cơ, giúp giữ cho cơ bắp mạnh mẽ và tăng khả năng hoạt động chính xác. Cơ thể sản xuất đủ lượng collagen hoặc bổ sung đầy đủ collagen đều đặn sẽ gia tăng đáng kể khối lượng của cơ bắp. Việc này đặc biệt tốt đối với những người bị thiểu cơ do tuổi tác cao.

Collagen là thành phần cấu tạo mô cơ
Collagen là thành phần cấu tạo mô cơ

Theo Healthline, 26 người đàn ông lớn tuổi bị teo cơ đã dùng 15.000 mg collagen kết hợp với tập thể dục trong một nghiên cứu kéo dài 12 tuần. Kết quả là, những người đàn ông này đã tăng đáng kể khối lượng cơ bắp và sức mạnh so với những người đàn ông tập thể dục nhưng không dùng collagen.

7. Tăng tốc độ lành vết thương

Collagen là một khối xây dựng thiết yếu của da. Nghiên cứu “Bột collagen trong việc chữa lành vết thương” (Penelope J Kallis, Adam J Friedman, 2018, Thư viện Y khoa Quốc gia Hoa Kỳ) cho thấy collagen có khả năng kích thích hệ miễn dịch và các tế bào da mới, đồng thời tự phân hủy nhờ một loại enzyme gọi là metalloproteinase ma trận (MMP). Điều này giúp duy trì cấu trúc tự nhiên của da và hỗ trợ quá trình lành vết thương. Xong, cần có thêm các nghiên cứu khác để đánh giá đầy đủ về tính hiệu quả và an toàn của phương pháp này trước khi ứng dụng rộng rãi trong lâm sàng.

8. Hỗ trợ tiêu hóa khỏe mạnh

Sử dụng collagen bổ sung có khả năng tăng cường chức năng của hệ tiêu hóa, giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh.

Collagen peptide có khả năng giảm rối loạn chức năng hàng rào biểu mô ruột, theo kết quả nghiên cứu của Qianru Chen (Đại học Hải Dương Trung Quốc, Thanh Đảo) và cộng sự vào năm 2017. Rối loạn chức năng hàng rào ruột có tác động lớn đến quá trình sinh bệnh viêm ruột (IBD) và suy đa cơ quan.

Nghiên cứu khác của các nhà khoa học Mariette Abrahams, Rochez O’Grady, Janne Prawitt năm 2022 về “Tác dụng của collagen peptide hàng ngày đối với các triệu chứng tiêu hóa ở phụ nữ khỏe mạnh” cho thấy, việc bổ sung 20 gram collagen peptide hàng ngày giúp làm giảm đầy hơi và cải thiện các triệu chứng tiêu hóa nhẹ, kể cả khi không có bất kỳ can thiệp nào khác về chế độ ăn uống hoặc lối sống.

9. Làm chậm lão hóa mắt

Collagen đóng vai trò quan trọng đối với mắt, bởi collagen chịu trách nhiệm chính cho độ trong suốt và khúc xạ của giác mạc, thể thủy tinh và thể dịch kính. Collagen có trong củng mạc giúp duy trì độ bền cấu trúc của mắt, theo MSD Manual.

Sự lão hóa tự nhiên của cơ thể khiến cho lượng collagen giảm dần, dẫn đến giác mạc hoạt động kém, ảnh hưởng đến thị lực và làm thể thủy tinh bị đục. Do vậy, việc bổ sung collagen hàng ngày góp phần bảo vệ sức khỏe của mắt và làm chậm quá trình lão hóa mắt.

Uống collagen có tác dụng không?

Có, uống collagen có nhiều tác dụng và lợi ích đối với cơ thể người nếu dùng đúng cách. Collagen giúp làn da đàn hồi, săn chắc và ngăn chặn nếp nhăn. Collagen cũng hỗ trợ sức khỏe xương khớp, cơ bắp, tóc và móng, tim mạch, tiêu hóa,… giúp sức khỏe tổng thể tốt hơn. Tuy nhiên, để collagen đạt hiệu quả tốt nhất thì cần bổ sung collagen đúng cách, với liều lượng và thời gian phù hợp với độ tuổi và mục đích.

Collagen có tác dụng khi được bổ sung đúng liều lượng và mục đích
Collagen có tác dụng khi bổ sung đúng cách

Uống collagen có tác dụng gì cho phụ nữ?

Uống collagen có 9 tác dụng sau đối với phụ nữ: Cải thiện làn da, làm chắc khỏe tóc và móng, hỗ trợ xương khớp khỏe mạnh, cải thiện sức khỏe não bộ, tăng cường sức khỏe của tim, giúp xây dựng cơ bắp săn chắc, đẩy nhanh tốc độ lành vết thương, giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh và làm chậm quá trình lão hóa mắt.

Uống collagen có trắng da không?

Uống collagen không làm trắng da hoàn toàn, nhưng collagen có khả năng làm sáng da. Theo nghiên cứu “Phân tích ảnh hưởng của sợi collagen trong lớp hạ bì đến khả năng phản xạ quang học của da bằng mô phỏng Monte Carlo trong mô hình da chín lớp” (nhóm nhà khoa học đến từ Nhật Bản), có mối tương quan dương giữa mật độ collagen và độ sáng của da. Khi mật độ sợi collagen ở lớp hạ bì giảm dần theo tuổi tác thì màu da sẽ kém sáng hơn do khả năng tán xạ ánh sáng trên da giảm.

Uống collagen có giảm cân không?

Uống collagen giúp hỗ trợ quá trình giảm cân lành mạnh (theo Vinmec) và collagen không gây tăng cân. Collagen là một loại protein nên giúp người dùng cảm thấy no và no lâu hơn. Collagen thủy phân ở dạng gelatin có khả năng kích thích giải phóng các hormone cảm giác no vào máu và làm giảm cảm giác thèm ăn.

Uống collagen có trị được nám không?

Uống collagen không trị nám một cách trực tiếp, nhưng có thể giúp làm giảm tình trạng nám da. Collagen có công dụng hỗ trợ cải thiện sức khỏe tổng thể của da, giúp da mịn màng, căng sáng và đều màu hơn. Để hết nám thì bạn cần kết hợp collagen với các phương pháp trị nám chuyên biệt khác.

Uống collagen có trị sẹo rỗ không?

Uống collagen không trực tiếp trị sẹo rỗ, nhưng nó hỗ trợ phục hồi các mô bị tổn thương và ngăn ngừa sẹo mới. Sẹo rỗ xuất hiện do tổn thương sâu ở lớp hạ bì, mà collagen không thể tái tạo hết các mô da đã bị thiếu hụt để làm đầy vết lõm, đặc biệt là với những vết sẹo rỗ lâu ngày. Tuy vậy, collagen giúp các vết mụn mới nhanh lành hơn và giảm thâm, tăng cường độ dày của lớp hạ bì và cấu trúc của làn da để hạn chế sẹo mới,…

Để chữa lành các vết sẹo rỗ, bạn nên kết hợp uống collagen cùng các liệu pháp khác như cắt sẹo, bóc tách sẹo, lăn kim,…

Uống collagen có tăng vòng 1 không?

Uống collagen không làm tăng vòng 1. Dù vậy, collagen đóng vai trò hỗ trợ tái tạo da và các mô liên kết, do đó nó giúp ngực trở nên mịn màng và săn chắc hơn. Để tăng kích thước vòng 1 thì bạn cần kết hợp tập luyện với chế độ dinh dưỡng phù hợp.

Uống collagen có tác dụng gì đối với nam giới?

Công dụng của collagen với nam giới là giúp ngăn ngừa chứng tiểu không tự chủ, ngoài 9 lợi ích sức khỏe đã kể trên. Nghiên cứu về tiêm collagen để điều trị tiểu không tự chủ do căng thẳng (Herschorn & Radomski, Đại học Toronto, Canada) cho thấy việc tiêm collagen vào niệu đạo có thể cải thiện tình trạng này, với 23% bệnh nhân được chữa khỏi hoàn toàn, 52% có tiến triển đáng kể và hiệu quả kéo dài trung bình 21 tháng sau lần tiêm cuối.

Collagen giúp ngăn ngừa chứng tiểu không tự chủ ở nam giới
Collagen ngăn ngừa chứng tiểu không tự chủ ở nam giới

Uống collagen có ảnh hưởng gì không?

Uống collagen có thể gây ra 8 tác dụng phụ là: Tăng nguy cơ mắc sỏi thận, gây vấn đề tiêu hóa, tăng canxi máu quá mức, dị ứng, chóng mặt nhức đầu, thay đổi khẩu vị, nổi mụn, nguy cơ xơ gan. Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi bổ sung collagen để đảm bảo an toàn sức khỏe.

Có những loại collagen nào?

Có 28 loại collagen đã được tìm thấy trong cơ thể người. Dưới đây liệt kê 5 loại collagen phổ biến nhất và tác dụng của chúng:

  • Loại I chiếm 90% collagen trong cơ thể, được sử dụng để xây dựng cấu trúc cho da, xương, gân và dây chằng.
  • Loại II có trong sụn đàn hồi, có chức năng hỗ trợ khớp.
  • Loại III có trong cơ, động mạch và các cơ quan.
  • Loại IV được tìm thấy ở các lớp da.
  • Loại V được tìm thấy trong giác mạc của mắt, một số lớp da, tóc và mô của nhau thai.

Collagen tuýp 1 2 3 thường có trong các loại thực phẩm chức năng bổ sung collagen.

Làm thế nào để tăng sinh collagen?

Các cách tăng sinh collagen được liệt kê dưới đây:

  • Dùng các loại thực phẩm chức năng bổ sung collagen chất lượng.
  • Ăn thực phẩm giàu collagen tự nhiên như thịt gà, cá, nước hầm xương, rau lá xanh,…
  • Bôi collagen tươi hoặc kem collagen bôi tại chỗ (topical collagen) để dưỡng ẩm da, hạn chế nếp nhăn.
  • Cấy collagen tươi vào lớp hạ bì của da để tăng cường sức khỏe làn da.
  • Căng chỉ collagen vào dưới da để kéo căng vùng da chảy xệ.

Theo thời gian, lượng collagen trong cơ thể dần mất đi và sản sinh chậm hơn khiến cho da nhăn nheo, xương khớp nhức mỏi và mắt nhìn kém,… Do đó, cần bổ sung collagen để ngăn ngừa những vấn đề nêu trên và giúp cơ thể tăng sinh collagen.

Tăng sinh collagen là quá trình cơ thể kích thích sản xuất collagen mới để thay thế hoặc bổ sung cho phần collagen đã bị mất đi. Quá trình tăng sinh collagen giúp phục hồi và tái tạo các mô liên kết, da, xương và sụn, giúp những bộ phận này khỏe hơn, vững chắc hơn.

Ngoài việc bổ sung collagen, cần hạn chế các tác nhân kiến collagen bị suy giảm như sự lão hóa tự nhiên của cơ thể, căng thẳng và thiếu ngủ, lối sống và chế độ ăn không lành mạnh, thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời,…

Ăn gì bổ sung collagen?

Collagen có ở đâu? Collagen có ở trong những thực phẩm sau: Thịt gà, cá, nước hầm xương, lòng trắng trứng, động vật có vỏ, rau lá xanh. Bổ sung các chất dinh dưỡng như vitamin C, kẽm và đồng cũng giúp cơ thể tăng sản xuất collagen.

Bên cạnh đó, cần hạn chế những thực phẩm phá hủy collagen, bao gồm: Đường và carbohydrate tinh chế, thức ăn nhiều dầu mỡ, rượu bia.

Collagen có hấp thụ qua da không?

Collagen không thể hấp thụ qua da nếu nó ở dạng nguyên bản do có trọng lượng phân tử lớn. Về mặt vật lý, độ lớn của phân tử collagen không thể thẩm thấu qua da. Collagen phải được phân hủy thành các peptide hoặc axit amin nhỏ hơn thì da mới có thể hấp thụ.

Chia sẻ bài viết này:
Viết bởi Vu Janette

Janette Vu (Vũ Hồng Hà) là một blogger chuyên nghiên cứu và đánh giá các sản phẩm collagen. Tốt nghiệp Cử nhân Khoa học Dược phẩm tại Queen's University Belfast (Vương quốc Anh) và hoàn thành khóa học về Da liễu tại Mayo Clinic, cô có kinh nghiệm 4 năm làm việc trong ngành mỹ phẩm. Janette chia sẻ thông tin dựa trên kinh nghiệm thực tế và nghiên cứu khoa học, hướng đến những ai quan tâm đến chăm sóc da và làm đẹp.

error: Content is protected !!
Xem mục lục