Bị u tuyến giáp uống được collagen không: Cách uống và lưu ý

Người bị u tuyến giáp có thể uống collagen, nhưng cần chọn loại phù hợp và sử dụng đúng cách để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe. Collagen là protein quan trọng giúp hỗ trợ da, khớp, tóc và hệ tiêu hóa, nhưng không có tác động trực tiếp đến nội tiết tố tuyến giáp. Tuy nhiên, một số loại collagen biển chứa i-ốt ảnh hưởng đến bệnh tuyến giáp, nhất là với người bị cường giáp hoặc rối loạn miễn dịch như Hashimoto.

Tuyến giáp là cơ quan sản xuất hormone điều hòa chuyển hóa. U tuyến giáp là các khối u hay tổn thương nhỏ ở tuyến giáp, có thể lành tính hoặc ác tính, tùy vào tính chất và sự phát triển của khối u.

Bổ sung collagen có thể mang lại nhiều lợi ích cho người mắc u giáp như giảm triệu chứng suy giáp, ngăn chặn nội độc tố, giảm nồng độ hormone căng thẳng cortisol, hỗ trợ sức khoẻ gân khớp và điều hoà phản ứng miễn dịch. Tuy vậy, collagen bổ sung có thể gây mất cân bằng i-ốt, rối loạn tiêu hoá hoặc dị ứng cho bệnh nhân u tuyến giáp. Vì vậy, người bị u tuyến giáp nên chọn collagen thủy phân từ bò hoặc heo, không chứa i-ốt, không chất tạo ngọt nhân tạo và tham khảo ý kiến bác sĩ về liều lượng bổ sung collagen.

Ngoài thực phẩm chức năng, người bị u tuyến giúp có thể bổ sung collagen qua thực phẩm và chế độ sống lành mạnh.

Collagen có tác dụng gì cho người bị u giáp?

Các tác dụng của collagen cho người bị u giáp được liệt kê dưới đây:

  • Giảm triệu chứng suy giáp: Bệnh nhân suy giáp thường gặp các vấn đề như da khô, móng giòn, rụng tóc do giảm sản xuất collagen trong cơ thể. Collagen cải thiện độ đàn hồi da, giữ ẩm, giảm rụng tóc và tăng cường độ cứng cáp của móng, giúp khắc phục những triệu chứng này.
  • Bảo vệ tuyến giáp khỏi tác động của nội độc tố: Nội độc tố (endotoxins) là các hợp chất có hại sinh ra trong quá trình cơ thể chống lại vi khuẩn. Nội độc tố có thể gây ra các bệnh tự miễn của tuyến giáp, bao gồm cả bệnh Hashimoto (một dạng viêm tuyến giáp tự miễn có liên quan đến rối loạn miễn dịch và viêm mãn tính.) Glycine từ collagen có thể ngăn chặn con đường truyền tín hiệu của nội độc tố và ngăn ngừa tác động của nó lên tuyến giáp, theo một nghiên cứu của Đại học Y khoa Trùng Khánh (Trung Quốc).
  • Giảm nồng độ cortisol: Axit amin glycine (có nhiều trong collagen) có thể giúp thúc đẩy sức khỏe tuyến giáp bằng cách giảm hormone gây căng thẳng cortisol. Sự gia tăng cortisol có thể gây suy giảm chức năng tuyến giáp bằng cách ngăn gan chuyển đổi hormone T4 (thyroxine) thành T3 (triiodothyronine) một cách hiệu quả.
  • Hỗ trợ sức khỏe gân, khớp và mô liên kết: Đau cơ và cứng khớp và triệu chứng thường gặp của bệnh suy giáp. Việc bổ sung collagen giúp hỗ trợ phục hồi mô liên kết, tăng cường sức mạnh cho gân và khớp nên rất hữu ích với bệnh nhân suy giáp.
  • Tác động đến hệ miễn dịch: Collagen chứa glycine – một loại axit amin không thiết yếu có thể được tổng hợp nội sinh. Nhiều nghiên cứu, trong đó có “Glycine: Vi chất dinh dưỡng chống viêm nhỏ nhất” của các nhà khoa học Mexico năm 2023, chỉ ra rằng glycine có khả năng điều chỉnh phản ứng viêm, giúp điều hòa phản ứng miễn dịch. Vì thế, glycine có thể hỗ trợ cơ thể đối phó với các phản ứng viêm liên quan đến bệnh tuyến giáp tự miễn (như Hashimoto).
Một số lợi ích chính của collagen với người bị u giáp
Lợi ích của collagen với người mắc u tuyến giáp

Collagen có gây tác dụng phụ cho người bị u tuyến giáp không?

Có, collagen có thể gây ra tác dụng phụ cho người bị u tuyến giáp như gây mất cân bằng i-ốt, gây rối loạn tiêu hoá, tăng nguy cơ dị ứng hoặc nhiễm kim loại nặng. Tuy nhiên, tác dụng phụ hiếm khi xảy ra và phụ thuộc vào loại collagen, nguồn gốc và tình trạng sức khỏe của từng người.

  • Gây mất cân bằng i-ốt (nếu collagen chứa i-ốt): Collagen biển (từ cá) đôi khi có hàm lượng i-ốt cao, có thể ảnh hưởng đến chức năng tuyến giáp, đặc biệt với người bị cường giáp.
  • Gây rối loạn tiêu hóa: Một số người có thể gặp tình trạng đầy hơi, buồn nôn hoặc tiêu chảy khi bổ sung collagen.
  • Nguy cơ dị ứng hoặc nhiễm kim loại nặng: Collagen từ cá hoặc động vật có thể chứa kim loại nặng (chì, thủy ngân) nếu không được tinh chế tốt.

Collagen có tương tác với thuốc điều trị tuyến giáp không?

Hiện nay chưa có bằng chứng khoa học rõ ràng về tương tác trực tiếp giữa collagen và thuốc điều trị tuyến giáp.

Người bị u tuyến giáp nên uống collagen như thế nào?

Bệnh nhân bị u tuyến giáp nên uống 10 – 20 gram collagen thường hoặc 3 – 5 gram collagen cô đặc mỗi ngày (Theo Bệnh viện Thu Cúc). Liều lượng collagen cho người bị u tuyến giáp nên được tư vấn bởi bác sĩ để đảm bảo an toàn.

Loại collagen nào tốt cho người có u tuyến giáp?

Vital Proteins Collagen Peptide là loại collagen tốt cho người có u tuyến giáp (theo đánh giá của blog Giải Mã Collagen). Bột collagen của Vital Proteins có nguồn gốc từ bò, giàu glycine và có hàm lượng collagen cao (20 gram) trong mỗi khẩu phần.

Để chọn collagen phù hợp cho người có u tuyến giáp, cần cân nhắc các yếu tố sau:

  • Chọn collagen không chứa i-ốt: I-ốt gây mất cân bằng hormone tuyến giáp, đặc biệt với người bị cường giáp hoặc Hashimoto. Người có u tuyến giáp nên dùng collagen từ bò hoặc heo, không chọn collagen cá.
  • Chọn collagen thủy phân (Collagen Peptides): Collagen thủy phân dễ hấp thu, không gây áp lực lên hệ tiêu hóa, phù hợp với người có rối loạn tiêu hóa do tuyến giáp.
  • Ưu tiên collagen type I và III: Collagen tuýp I và III hỗ trợ sức khoẻ da, tóc, móng – những cơ quan dễ bị ảnh hưởng bởi bệnh lý tuyến giáp.
  • Tránh collagen có chứa chất phụ gia hoặc chất tạo ngọt nhân tạo: Hương liệu, đường nhân tạo và gluten có thể gây viêm hoặc kích ứng hệ miễn dịch, không tốt cho người bị u tuyến giáp tự miễn.
  • Chọn collagen có chứa dưỡng chất hỗ trợ tuyến giáp: Các thành phần dưỡng chất như vitamin C, kẽm, selen, acid hyaluronic vừa tăng cường khả năng hấp thụ collagen của cơ thể, vừa chống oxy hoá, giảm viêm sưng và hỗ trợ chức năng tuyến giáp.
Các tiêu chí để chọn lựa collagen cho người mắc u tuyến giáp
Tiêu chí chọn collagen cho người u tuyến giáp

Có những cách nào để bổ sung collagen cho người mắc u tuyến giáp?

Những cách bổ sung collagen cho người mắc u tuyến giáp là bổ sung qua thực phẩm tự nhiên, thực phẩm chức năng, tập thể dục thường xuyên, uống đủ nước, tránh đường và các thực phẩm chế biến sẵn.

Người mắc u tuyến giáp nên ăn nước hầm xương (bò, heo, gà), lòng trắng trứng là những thực phẩm giàu collagen tự nhiên, chứa nhiều glycine và proline giúp hỗ trợ da, khớp và đường ruột. Các thực phẩm giàu vitamin C như cam, kiwi, ớt chuông cung cấp nhiều chất chống oxy hoá, vừa tốt cho người mắc u tuyến giáp, vừa giúp tăng sinh collagen.

Khi bổ sung collagen, người bị u tuyến giáp nên tránh các thực phẩm làm giảm chất lượng collagen như đường và thực phẩm chế biến sẵn. Đồng thời, không tiêu thụ các thực phẩm chứa gluten (thường có trong lúa mạch, yến mạch, lúa mì và thực phẩm đóng hộp) vì có thể gây phản ứng tự miễn.

Người bị u có uống được collagen không?

Người bị u có thể uống collagen, nhưng cần chọn loại phù hợp và tham khảo ý kiến bác sĩ. Collagen là protein tự nhiên, hỗ trợ da, khớp, tóc và hệ tiêu hóa, không trực tiếp gây ảnh hưởng đến khối u. Tuy nhiên, một số loại collagen biển chứa i-ốt không phù hợp với người bị u tuyến giáp.

Người bị u nên tham khảo bài viết của blog Giải Mã Collagen để hiểu rõ các lưu ý khi người bị u bổ sung collagen.

Những ai không nên sử dụng collagen?

Những người không nên sử dụng collagen bao gồm người dị ứng với nguồn collagen, người mắc bệnh thận mạn tính, người huyết áp thấp, người bị gút hoặc đang dùng thuốc đặc trị. Ngoài ra, người bị bệnh tuyến giáp tự miễn (Hashimoto, Graves) cần thận trọng với collagen biển do chứa i-ốt.

Chia sẻ bài viết này:
Viết bởi Vu Janette

Janette Vu (Vũ Hồng Hà) là một blogger chuyên nghiên cứu và đánh giá các sản phẩm collagen. Tốt nghiệp Cử nhân Khoa học Dược phẩm tại Queen's University Belfast (Vương quốc Anh) và hoàn thành khóa học về Da liễu tại Mayo Clinic, cô có kinh nghiệm 4 năm làm việc trong ngành mỹ phẩm. Janette chia sẻ thông tin dựa trên kinh nghiệm thực tế và nghiên cứu khoa học, hướng đến những ai quan tâm đến chăm sóc da và làm đẹp.

error: Content is protected !!
Xem mục lục